Thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không ?

Ngày đăng 30/06/2023 15:39

Nhiều người thường nghĩ rằng bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên nghỉ ngơi và hạn chế di chuyển nhiều nhất có thể. Tuy nhiên, đây thật sự là một quan niệm sai lầm. Việc hạn chế vận động không chỉ làm các cơ mất đi tính linh hoạt mà còn khiến các cơn đau ngày trở nên trầm trọng hơn.

Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, để việc điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao, người bệnh cần kết hợp việc rèn luyện thể dục thể thao song song với quá trình điều trị.

Người bị thoát vị đĩa đệm có nên tập yoga không?

Yoga là bộ môn thể dục được nhiều người lựa chọn để tăng cường sức khỏe. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, luyện tập yoga thường xuyên rất tốt cho những bệnh nhân cao huyết áp, bệnh tim mạch, những người thường xuyên bị đau nhức đặc biệt là đau thắt lưng.

thoat-vi-dia-dem-co-nen-tap-yoga

Yoga không chỉ có tác dụng kéo dãn cơ lưng, giảm nhức mỏi hiệu quả mà còn giúp xương khớp khỏe mạnh hơn. Đồng thời, các bài tập yoga còn tăng cường sự linh hoạt, đàn hồi cũng như độ dẻo dai của các khớp vai và lưng, kích thích lưu thông mạch máu và tuần hoàn.

Hãy cùng thực hiện một số bài tập hỗ trợ giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm với chuyên viên vật lý trị liệu tại Phòng khám ACC:

Nhiều tư thế trong yoga có thể tăng cường độ chắc khỏe của các nhóm cơ ở lưng và vùng bụng. Đây là 2 nhóm cơ chính trong hệ thống cơ bắp của cột sống, giúp cơ thể giữ được tư thế thẳng và tư thế chuyển động đúng. Khi các nhóm cơ này được đặt trong tư thế đúng thì các cơn đau lưng cũng sẽ giảm đáng kể.

Tuy nhiên, không phải tất cả động tác và tư thế nào trong yoga cũng thích hợp cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, khi chọn môn yoga để luyện tập, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nên lưu ý những điều sau:

Trước khi bắt đầu tập yoga hay các môn thể dục thể thao nào khác, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để xác định tình trạng sức khỏe của mình có phù hợp để luyện tập môn thể dục này không, tránh tình trạng sau khi tập càng khiến bệnh nặng hơn.

Khi bắt đầu, nên tập từ từ để cơ thể quen dần với nhịp điệu. Đừng quên khởi động và làm nóng cơ thể 10 phút trước khi vào bài tập để các cơ khớp và dây chằng mềm ra. Trong khi tập, tránh các tư thế xoay người, cúi người hoặc với tay quá mức.

Không cố gắng tập quá sức. Khi tập, cần có người hướng dẫn chính xác, tránh việc mày mò tự tập tại nhà theo sách hoặc băng đĩa.

2. Các bài tập Yoga cho người bị thoát vị đĩa đệm

2.1. Tư thế cây cầu

Tư thế này có tác dụng gia tăng độ đàn hồi cho cột sống, giúp các chấn thương vùng đĩa đệm chóng lành và chủ yếu để phục hồi chức năng ở phần lưng, dưới thắt lưng.

bai-tap-yoga-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem

Các bước thực hiện như sau:

Bạn cần nằm ngửa trên thảm tập, đặt 2 cánh tay cạnh hông và đùi xuôi theo thân mình, mở rộng hai chân bằng vai;

Gập 2 gối lại, hít sâu đồng thời từ từ nâng lưng lên mức cao nhất cho đến khi cảm nhận được sức căng vùng cổ và lưng;

Giữ nguyên tư thế này từ 30 - 45 giây với nhịp thở chậm và đều, sau đó hạ gối xuống và trở về tư thế ban đầu;

Nên thực hiện từ 3 - 5 lần động tác này.

Lưu ý: chỉ cần nâng lưng lên theo mức độ bản thân chịu đựng được, không nên cố nâng quá cao vì sẽ khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, phản tác dụng.

2.2. Tư thế gập lưng

Tư thế gập lưng giúp vùng cột sống thắt lưng được kéo giãn, qua đó giảm nhẹ triệu chứng đau nhức ở khu vực này.

bai-tap-yoga-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem-2

Cách thực hiện:

Bạn cần ngồi thẳng lưng trên thảm tập, 2 chân chụm lại duỗi về phía trước, hướng các ngón chân lên trần nhà;

Hít sâu, 2 cánh tay đưa lên phía trước, cúi gập người để 2 bàn tay nắm lấy 2 bàn chân, cần duy trì tư thế này trong vòng 1 phút rồi quay về tư thế ban đầu;

Thực hiện từ 3 - 5 lần động tác này.

2.3. Tư thế rắn hổ mang

Với tư thế rắn hổ mang trong Yoga thoát vị đĩa đệm sẽ được cải thiện rõ rệt do động tác này hỗ trợ cột sống, giúp cột sống trở nên linh hoạt và dẻo dai hơn. Ngoài ra còn làm săn cơ bụng dưới.

bai-tap-yoga-cho-nguoi-thoat-vi-dia-dem-3

Thực hiện như sau:

Nằm sấp trên thảm tập, úp 2 bàn tay lại và đặt dưới vai, duỗi thẳng 2 chân;

Sau đó 2 cánh tay chống xuống mặt sàn, từ từ đẩy phần thân trên lên mức tối đa khỏi mặt sàn rồi giữ thẳng 2 cánh tay;

Thở đều, giữ nguyên tư thế này từ 20 - 30 giây;

Trở về tư thế ban đầu và lặp lại động tác từ 3 - 5 lần.

Khắc phục thoát vị đĩa đệm tại nhà với  thiết bị vật lý trị liệu phục hồi chức năng.