Máy CPM tập vận động khớp cổ chân

Ngày đăng 29/05/2024 15:04

Cổ chân là khớp nằm ở vị trí thấp trên cơ thể, thực hiện nhiều chuyển động khi đi lại, chịu áp lực lớn và thường xuyên từ trọng lượng cơ thể nên rất dễ tổn thương, khiến ảnh hưởng tới khả năng vận động. Trong những trường hợp như vậy việc, tập vận động khớp cổ chân sớm, sau quá trình điều trị tích cực là rất quan trọng.

Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Máy CPM tập vận động khớp cổ chân nhé.

Máy CPM là gì?

may-cpm-khop-co-chan-2

CPM là cụm từ viết tắt cửa Continuous Passive Motion, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là "Chuyển động thụ động liên tục". Máy CPM có tác dụng hỗ trợ người dùng tập vận động các khớp trên cơ thể một cách thụ động và liên tục, đúng với tầm vận động sinh lý. Từ đó góp phần đẩy nhanh vào quá trình phục hồi chức năng.

Thiết bị gồm có 1 bàn để chân bằng kim loại đi cùng với các dây đai giúp cố định chân. Toàn bộ phận này được kết nối với 1 bộ chuyển động sử dụng năng lượng điện thông qua trục khớp. Máy có bộ điều khiển trung tâm CPU với tốc độ xử lý nhanh, chính xác, dung lượng lớn. Cùng với đó là màn hình LCD tinh thể lỏng kích thước lớn. Tất cả các dữ liệu trong quá trình thực hiện bài tập sẽ được hiển thị trên màn hình.

Máy sử dụng nguồn điện gia đình AC220V - 50Hz để vận hành. Công suất đầu vào nhỏ hơn 60VA. Các yếu tố như tốc độ và thời gian có thể điều chỉnh tùy theo yêu cầu của bài tập.

Việc sử dụng máy CPM rất an toàn và hiệu quả. Các bài tập chuyển động diễn ra thao đúng trục sinh lý của khớp. Không chỉ tập luyện riêng rẽ, người tập còn có thể kết hợp sử dụng mày với các bài tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp cổ chân.

Thiết bị phù hợp với những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật chấn thương khớp cổ chân, sau chấn thương gãy xương, bong gân, trật khớp ở thể nặng, người bị liệt vận động... đã có chỉ định tập phục hồi chức năng từ bác sĩ. Sử dụng máy CPM đúng cách và thường xuyên giúp tăng cường khả năng hồi phụ và nâng cao hiệu quả tập luyện.

Tổng quan về chấn thương khớp cổ chân

may-cpm-khop-co-chan

Chấn thương cổ chân là chấn thương khá phổ biến, thường xảy ra khi vận động sinh hoạt hoặc chơi thể thao. Các dây chằng ở quanh khớp cổ chân có thể bị giãn, rách 1 phần hoặc đứt.

Khớp cổ chân của chúng ta được hình thành bởi 3 xương là: Xương chày, xương mác, và xương sên. Chung được cố định với nhau bởi hệ thống dây chằng vững chắc, giúp chân đi lại một cách uyển chuyển và linh động. Chấn thương ở bộ phận này được chia thành 3 dạng như sau:

- Bong gân cổ chân: Là tình trạng dây chằng hoặc gân bị căng giãn quá mức do xảy ra va chạm, té ngã trong khi di chuyển hoặc tham gia giao thông, chơi thể thao. Tổn thương bong gân có thể là các bó sợi tại dây chằng cổ chân bị đứt một phần hoặc toàn bộ khiến vùng cổ chân bị mất vững khi di chuyển.

- Viêm gân và điểm bám gân cổ chân: Về mặt y học, đây là các tổn thương vi thể (rách nhỏ) ở trên gân hoặc là vị trí điểm bán của gân ở cổ chân bị kéo giãn nhiều lần, nhưng không được điều trị đúng cách dẫn tới viêm. Nếu như tình trạng viêm gân và điểm bám gân kéo dài thì có thể bị đứt gân, khiến ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của khớp cổ chân.

- Gãy xương cổ chân: Là tình trạng bị gãy một hoặc nhiều xương tại cổ chân. Một số trường hợp nếu gổ gãy xương không bị di lệch hoặc là ít di lệch thì có thể được điều trị bằng bó bột. Còn nếu như gãy với nhiều di lệch, ảnh hưởng lớn tới khớp gối thì cần điều trị phẫu thuật.

Nhìn chung, các chấn thương khớp cổ chân có thể lành trở lại sau khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc phục hồi lại khớp cổ chân như ban đầu là không dễ dàng. Và điều quan trọng là người bệnh phải chú ý tăng cường các cơ ở quanh mắt cá chân ngay khi có thể. Các bài tập phục hồi chức năng với máy là rất quan trọng. Sau khi tập thụ động với máy CPM thì các bạn có thể từ từ chuyển qua tập chủ động với xe đạp tập, thiết bị phục hồi chức năng 4 trong 1, 3 trong 1.

Nguồn: https://www.thethaodaiviet.vn/thiet-bi-hoi-phuc-chuc-nang.html